Định hướng nghề nghiệp
Học ngành Công nghệ Thông tin làm nghề gì?
Nghề nghiệp công nghệ thông tin thường liên quan đến làm việc với máy tính, phần mềm, kinh doanh và nhiều lĩnh vực khác. Theo những dự báo định hướng nghề nghiệp gần đây cho thấy số lượng sinh viên lựa chọn theo đuổi ngành công nghệ thông tin cao hơn những ngành nghề khác. Lĩnh vực công nghệ thông tin có nhiều công việc được trả lương cao; chính vì ưu điểm đặc biệt này khiến bằng cấp trong lĩnh vực công nghệ thông tin có giá trị hơn. Vậy học ngành Công nghệ Thông tin làm nghề gì? Học ngành Công nghệ Thông tin có dễ xin việc không?
Ngày nay, các nhà tuyển dụng tạo nhiều “ưu đãi” để thu hút các nhân tài hàng đầu. Dưới đây là những công việc được yêu thích nhất trong thị trường lao động ngành công nghệ thông tin (cntt).
1. Nhà phát triển phần mềm (Kỹ sư phần mềm)
Được xếp hạng là một trong những nghề nghiệp “hot” nhất trong lĩnh vực công nghệ, kỹ sư phần mềm hứa hẹn sẽ là một lĩnh vực được trả lương cao cho những ứng viên xứng đáng. Nhiệm vụ của các kỹ sư phần mềm đó là thiết kế giao diện, điều hành và phát triển phần mềm của một hệ thống; từ đó đưa ra độ chính xác và hiệu quả cao cho hệ thống.
Yêu cầu cần thiết của nghề này là bạn phải có bằng khoa học máy tính hoặc kỹ thuật phần mềm.
2. Lập trình viên máy tính
Lập trình viên máy tính là những người sẽ nhận được sự hướng dẫn của các kỹ sư phần mềm để viết chương trình phần mềm mà máy tính có thể hiểu được. Họ chính là những người đi sâu vào các lập trình chi tiết của phần mềm.Người lập trình viên là người viết phần mềm máy tính mới bằng các ngôn ngữ lập trình như HTML, JavaScript, CSS, Python,…
Thông thường thì lập trình viên thường tập trung vào một ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu biết nhiều ngôn ngữ thì lập trình viên cũng có cơ hội tham gia vào các ngành nghề khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
3. Người kiểm duyệt phần mềm (Tester)
Nhiệm vụ chính của người kiểm duyệt là kiểm tra các sản phẩm trên phần mềm do lập trình viên tạo ra để xem các phần mềm này đã đạt tiêu chuẩn hay có gặp vấn đề về lỗi, sai sót nào ảnh hưởng đến phần mềm hay không. Từ đó, kỹ thuật viên này sẽ báo cho lập trình viên để sửa lỗi kịp thời và có thể mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng.
Xem thêm: Là con gái, có nên học ngành Công nghệ Thông tin?
4. Nhà phát triển web (Web Developer)
Có nhiều loại phát triển web như nhà thiết kế web, quản trị viên web, coding, kiến trúc sư web… Tất cả đều có nhiệm vụ là xây dựng và phát triển website, thiết kế giao diện, điều chỉnh và tổ chức sản xuất các nội dung của một trang web. Đồng thời, họ cũng là những người am hiểu và thành thạo về các ngôn ngữ lập trình để có thể duy trì và cải thiện chất lượng của trang web đó.
5. Quản trị Hệ thống Mạng
Quản trị hệ thống mạng làm việc hàng ngày để bảo trì, phát triển mạng máy tính của công ty đồng thời nhiệm vụ chính của họ là xử lý các hoạt động mạng. Thông thường, vị trí này yêu cầu có bằng về khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính hoặc kỹ thuật mạng,…
6. Chuyên gia Hệ thống thông tin quản lý
Chuyên gia hệ thống thông tin quản lý là những người có nhiệm vụ kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông nhằm mục đích xử lý thông tin, dữ liệu của công ty; từ đó tiến hành các thông tin từ cơ sở dữ liệu để giúp nhà quản trị đưa ra quyết định phù hợp cho công ty, doanh nghiệp. Hệ thống thông tin quản lý là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Với mong muốn cung ứng cho xã hội nguồn nhân lực ngành hệ thống thông tin quản lý chất lượng, Đại học Duy Tân đã ký kết hợp tác với Carnegie Mellon University (CMU) – 1 trong 4 trường đại học mạnh nhất về Công nghệ Thông tin tại Hoa Kỳ tiếp nhận đào tạo chương trình Hệ thống Thông tin quản lý chuẩn CMU.
Nhìn chung, tìm kiếm một công việc luôn là thách thức nhưng cũng là cơ hội mới. Cho dù bạn đang đang mong muốn làm việc trong lĩnh vực CNTT thì hãy chọn một chuyên ngành phù hợp với mình nhé. Chúc bạn may mắn nhé!